Tủ bù 60kvar
Tủ bù 60kvar là tủ điện công nghiệp, Tủ thường lắp các thiết bị bảo vệ như MCCB, Contactor, Bộ điều khiển bù, Tụ bù … nhằm tăng hệ số công suất cosϕ
Tủ điện tụ bù thường bao gồm các tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một Bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor. Tủ tụ bù có chức năng chính là nâng cao hệ số công suất cosφ qua đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí. Quý khách hàng sẽ giảm và không phải đóng tiền phạt công suất phản kháng theo quy định của ngành Điện lực.
* Tủ điện tụ bù do DKK sản xuất có thể điều khiển bằng chế độ Manual hoặc Automatic.
* Tủ có thể sử dụng cuộn kháng điện để giảm sóng hài hoặc sử dụng các thiết bị khác tùy thuộc yêu cầu của Quý khách hàng.
1. Nguyên Lý Hoạt Động của Tủ bù 60kvar
Tụ bù điện thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện, muốn tích điện cho tụ bù điện người ta nối hai bản cực của tụ bù điện với nguồn điện, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.
Tủ bù 60kvar
Tụ bù công suất dùng để bù công suất phản kháng xuất hiện trên mạng hệ thống điện. Nằm nâng cao chất lượng điện, giảm hiện tượng sụt áp trên đường dây, tăng khả năng mang tải của đường dây. Tụ bù nâng cao hệ số công suất cosϕ cho các hệ thống điện tại nhà máy đang có cosϕ < 0.85 để tránh phải những chi phí mua công suất vô công, công suất phản kháng không đáng có.
Nguyên lý hoạt động của tụ bù công suất
Đo độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện trên hệ thống. Nếu giá trị này nhỏ hơn giá trị cài đặt (thường là 0.95) thì tụ bù công suất sẽ phóng điện vào hệ thống cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt.
Tụ bù công suất thường được lắp đặt trong tủ điện riêng biệt, hoặc trong tủ điều khiển động lực. Các tủ này thường được đặt trong nhà xưởng sản xuất hay đặt trực tiếp ngoài trời tại các trạm hạ áp.
Tụ bù công suất phản kháng
Tủ tụ bù công suất phản kháng là hệ tủ điện hoàn chỉnh. Trong đó gồm có những tụ bù công suất điện mắc song song với phụ tải. Tuỳ theo từng hệ thống điện mà sử dụng số lượng tụ bù nhiều hay ít để đạt được hệ số công suất tối ưu. Ngoài ra, trong tủ còn có các thiết bị như: bộ điều khiển tụ bù, dây cáp, CB, rơle đóng ngắt, …để điều khiển cũng như bảo vệ cho tụ bù công suất.
2.Chức Năng và Ưu Điểm của Tủ Tụ Bù
1. Ổn Định Điện Áp
- Tủ tụ bù cos phi là thiết bị sử dụng cho mục đích cải thiện chất lượng điện áp, nâng cao chất lượng điện năng, để giảm tổn hao, do việc các thiết bị tiêu thụ điện năng không phải là thuần trở mà có các thành phần phản kháng, điện áp trên lưới không ổn định, thay đổi theo giờ, thông qua việc tăng hệ số Cos phi khi phụ tải thay đổi và lưới điện thay đổi.
- Trong hệ thống điện hiện nay thì hầu hết các thiết bị được sử dụng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. Ví như động cơ Điện không thể quay khi không có từ trường. Còn từ trường có thể làm được việc đó do nguồn điện cung cấp cho chúng một thứ công suất gọi là công suất vô công điện cảm. Vì vậy các thiết bị sử dụng Điện ngoài việc tiêu thụ Điện năng còn đòi hỏi thêm công suất vô công lấy từ lưới điện.
- Mạng điện xoay chiều chúng ta sử dụng thường sinh ra 3 loại công suất: Công suất hữu công, Công suất vô công và Công suất biểu kiến. Tỷ lệ giữa Công suất hữu công và Công suất biểu kiến gọi là Hệ số Công suất Cos Phi (Cosφ). Khi hệ số Cos phi này thấp sẽ dẫn tới việc Điện Lực phạt một khoản tiền, bởi vậy cần nâng cao hệ số công suất phản kháng , khoản tiền bị phạt ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ Điện của mỗi Doanh nghiệp.
Để nâng cao hệ số Công suất phản kháng chúng ta cần lắp thêm Tụ Điện (được điều khiển tự đông) hay còn gọi là Tụ bù cosϕ(Bù Công suất phản kháng).
2. Cải Thiện Hiệu Năng Lượng
– Cải thiện hệ số công suất cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt, và dây cáp nhỏ hơn,… Đồng thời giảm thiểu tổn thất điện năng và giảm sụt áp trong mạng điện.
– Hệ số công suất cao cho phép người dùng tối ưu hóa thiết bị cung cấp điện, khi đó, các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần đặt tụ bù cạnh các thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng.
3. Bảo Vệ Thiết Bị Điện
Lắp đặt tụ bù là giải pháp để giảm công suất phản kháng. Đảm bảo cosφ luôn cao hơn 0.9 sẽ không bị phạt tiền. Trong thực tế cosφ thường được cài đặt ở ngưỡng 0.95. Tùy theo từng đơn vị sử dụng điện khi lắp tụ bù có thể tiết kiệm được vài chục % tiền điện hàng tháng do không bị phạt tiền cosφ. Lắp tụ bù không những tiết kiệm tiền điện do không bị phạt mà còn giảm được tổn hao trên đường dây, tiết kiệm một phần chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống điện như dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ, máy biến áp…
4. Mở rộng Tuổi Thọ của Hệ Thống Điện
Qua các kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích ở trên đối với một số phụ tải công nghiệp, dịch vụ ở Việt Nam đã cho thấy chất lượng điện năng còn thấp nên tiềm năng tiết kiệm điện còn rất lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia và không đảm bảo được tiêu chí sản xuất “xanh”. Đồng thời, đây cũng là cơ hội và thách thức cho các nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp thiết bị trong việc đưa ra các giải pháp, sáng chế, sản phẩmđể tiết giảm nguồn năng lượng lãng phí.
Dưới góc độ xử lý bài toán bù công suất phản kháng đặt phân tán tại các nút phụ tải nhằm nâng cao chất lượng điện áp, khả năng tiết kiệm điện của thiết bị mang lại rất.
3. Ứng Dụng Thực Tế của Tủ Tụ
1. Trong Công nghiệp
Tủ tụ được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điện công nghiệp như nhà sản xuất, nhà sản xuất xưởng, nơi cần độ ổn định cao.
2. Trọng Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
ông suất phản kháng sinh ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như: máy biến áp hay các động cơ điện… Do đó ở hệ thống điện mặt trời, chúng cũng tiêu tốn thêm một lượng công suất phản kháng cho việc từ hóa. Vì hệ thống inverter cần sử dụng công suất phản kháng để ổn định lại điện áp khi bị các yếu tố bên ngoài tác động làm điện áp thay đổi.
Chính vì vậy, để ổn định điện áp hệ thống và không phải mua công suất phản kháng khi hệ số công suất cosφ < 0.9 thì chúng ta cần bù một lượng công suất phản kháng nhất định cho hệ thống.
Thông thường, chúng ta sẽ phải tính toán bù công suất phản kháng cho hệ thống điện mặt trời trong trường hợp công suất của các hệ thống solar đó lớn. Điều này thường gặp ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất… Khi công suất của hệ thống lớn hơn nhiều so với tải tiêu thụ, đó chính là nguyên nhân khiến hệ số công suất cosφ giảm.
Bên cạnh đó, trong quá trình đo đạc, khảo sát, chất lượng điện năng trong các nhà máy còn gặp một số vấn đề khác như sóng hài bậc cao, dao động điện áp,… Với thiết bị bù đang sử dụng, hoàn toàn có thể tích hợp thêm các tính năng này để tối ưu hoá về mặt thiết bị cũng như về hiệu quả tiết kiệm năng lượng. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm.